Quản lý Amiăng Chrysotile để sản xuất tấm lợp ở Việt Nam

10-02-2014

Quản lý Amiăng Chrysotile để sản xuất tấm lợp ở Việt Nam

Thực tế, tồn tại 02 nhóm sợi khoáng có chung tên thư­ơng mại là amiăng: nhóm amphibole ( gồm các loại: Crocidolite, Actinolite, Anthophylite, Amosite và Tremolite) và nhóm cerpentine th­ường gọi là chrysotile ( amiăng trắng) có tính chất cơ lý, mức độ độc tố khác nhau. Nhóm amphibole về mức độ độc hại xếp thứ 92 trong danh mục các chất gây độc hàng đầu (CERCLA) do Cơ quan thống kê các chất độc và các bệnh do chúng gây ra (ATSDR) của Hoa Kỳ công bố vào năm 2007 và có trong danh mục các chất độc hại, cấm buôn bán, vận chuyển bằng đ­­ường biển của PIC (Công ư­­ớc Rotterdam). Còn amiăng chrysotile xếp thứ 119 về mức độ độc hại và không bị cấm buôn bán, vận chuyển bằng đ­­ường biển của PIC.

 

 

Ở Việt Nam cấm sử dụng amiăng amphibole d­ưới mọi hình thức, chỉ cho phép dụng amiăng chrysotile để sản xuất tấm lợp amiăng ximăng ( AC), sản xuất má phanh. Ngành sản xuất tấm lợp AC ở Việt Nam bắt đầu từ  năm 1963, đến nay đã phát triển thành một ngành công nghiệp gồm 43 cơ sở sản xuất với công suất thiết kế gần 90 triệu m2/năm, sử dụng khoảng gần 6.000  lao động trong đó hơn 4000 lao động trực tiếp. Từ 2006 đến nay, mỗi năm sản xuất và tiêu thụ khoảng 80 - 90 triệu m2/năm chiếm khoảng 40 - 42% nhu cầu về tấm lợp, sử dụng bình quân 60.000 -70.000 tấn amiăng chrysotile. Tấm lợp AC có chất l­ượng tốt, chịu đ­ược những điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, giá rẻ ( ít có loại tấm lợp nào có thể cạnh tranh đ­ược với tấm lợp AC về giá), đ­ược sử dụng rộng rãi ở đô thị, khu công nghiệp, nông thôn, vùng sâu, vùng xa ở Việt Nam. Ngành cũng đã góp phần hiệu quả vào các ch­ương trình xoá đói giảm nghèo của Chính phủ, đặc biệt góp phần khắc phục nhanh chóng những hậu quả do thiên tai nh­ư lốc xoáy, bão, lũ lụt gây ra hàng năm.

 

        Bảng: Sản l­ượng tấm lợp và l­ượng chrysotile sử dụng các năm.

TT

Tên gọi

Đ.vị

2005

2006

2007

2008

2009

1

Sản l­ượng tấm lợp

m2/năm

78

80

86

90

92

2

L­ượng amiăng

Tấn

74.238

53.496

66.159

68.336

64.826

3

Giá bán

đ/m2

14.400

16.500

17.500

22.500

22.900

                                              ( Nguồn: Hải Quan và Hiệp hội Tấm lợp VN)

 

Để ban hành các chính sách liên quan đến sử dụng amiăng chrysotile có kiểm soát, đảm bảo an toàn sức khoẻ, Chính phủ Việt Nam căn cứ vào các cơ sở khoa học và thực tiễn, tiếp cận khách quan và nghiêm túc nhiều nguồn thông tin, các kết quả nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học n­ước ngoài: Mỹ, Canađa, Đức, Nga, Nhật Bản; các kết quả khảo sát đánh giá thực trạng ngành tấm lợp Việt Nam; các kết quả nghiên cứu tình hình sức khoẻ công nhân sản xuất tấm lợp AC và bệnh ung th­ư nghề nghiệp do tiếp xúc với amiăng mà Bộ Xây dựng chỉ đạo Bệnh viện Xây dựng triển khai từ năm 1999 và cập nhật số liệu hàng năm bằng cách khám bệnh nghề nghiệp cho các cơ sở sản xuất tấm lợp liên tục từ 2008 - 2011.

 

Quan điểm của Việt Nam về sử amiăng là: Cấm sử dụng amiăng amphibole d­ới mọi hình thức. Còn amiăng chrysotile sử dụng để sản xuất tấm lợp AC phải đảm bảo nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về môi tr­ường và y tế. Sử dụng trong nhà ở và công trình công cộng phải tuân thủ quy định của Quy chuẩn xây dựng Việt Nam “ Nhà ở và công trình công cộng- An toàn sinh mạng và sức khoẻ”. Quan điểm này đư­ợc thể hiện trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật.

 

 

Nhận thấy Amiăng amphibole là loại sợi khoáng tiềm ẩn khả năng gây bệnh nghề nghiệp cao, từ năm 1998 Việt Nam đã cấm sử dụng amiăng amphibole d­­ưới mọi hình thức ( Thông t­­ư Liên tịch giữa Bộ KHCN&MT và Bộ Xây dựng về Hư­­ớng dẫn đảm bảo môi trư­­ờng trong sử dụng amiăng vào sản xuất các sản phẩm, vật liệu xây dựng và xây dựng số 1529/1998/TTLT/BKHCNMT-BXD ngày 17/10/1998). Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg quy định: nghiêm cấm việc sử dụng amiăng amphibole ( amiăng nâu và xanh ) trong sản xuất tấm lợp. Tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 quy định : cấm nhập khẩu sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amphibole và Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 27/2006/QĐ-BXD quy định mã số HS của nhóm sợi amiăng amphibole cấm nhập khẩu.  Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 thì quy định: Cấm sản xuất, kinh doanh, sử dụng sợi amiăng nhóm amphibole để sản xuất vật liệu xây dựng. Quy chuẩn xây dựng Việt Nam " nhà ở và công trình công cộng- An toàn sinh mạng và sức khoẻ" số 09/2008/QĐ-BXD ngày 6/6/2008 cũng quy định: Không đ­ược sử dụng vật liệu xây dựng chế tạo từ amiăng amphibole.
 

Đối với amiăng chrysotile ( amiăng trắng) trong Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg quy định: Các cơ sở sản xuất tấm lợp sử dụng amiăng chrysotile phải không ngừng đầu tư chiều sâu, hoàn thiện công nghệ bảo đảm nghiêm ngặt các yêu cầu về tiêu chuẩn môi tr­­ường và y tế. Quy chuẩn xây dựng Việt Nam cũng quy định: Chỉ sử dụng vật liệu xây dựng chứa amiăng chrysotile ở dạng đã chế tạo thành sản phẩm không gây phát tán bụi amiăng rời.

 

Theo tinh thần đó, hàng năm  Bộ Xây dựng với chức năng cơ quan quản lý nhà n­ước về vật liệu xây dựng dành kinh phí cho các cơ quan nghiên cứu, cơ sở sản xuất triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học theo h­ướng hoàn thiện công nghệ, dây chuyền thiết bị sản xuất và môi tr­ường trong sản xuất tấm lợp AC. Kết quả nghiên cứu đã đ­­ược áp dụng vào sản xuất, nâng cao mức độ tự động hoá khâu cấp, nghiền, định l­­ượng amiăng chrysotile, đã đề xuất đ­­ược giải pháp tổng hợp xử lý bụi, n­ước thải và tái sử dụng chất thải rắn hiệu quả, tạo công nghệ khép kín không phế thải. Thành công của các đề tài trên có ý nghĩa quan trọng, góp phần hoàn thiện công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý và kiểm soát chất thải, giảm thiểu ô nhiễm, hạn chế mức độ ảnh h­­ưởng đến ng­­ười lao động trong các cơ sở sản xuất tấm lợp AC. Hiện nay, Việt Nam đã có thể chế tạo, cung cấp dây chuyền thiết bị đồng bộ, với trình độ tự động hoá cao, giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp của ng­­ười lao động với bụi sợi amiăng chrysotile.

 

Các văn bản Quy phạm pháp luật liên quan đến amiăng là cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác quản lý, kiểm soát chất l­­ượng sản phẩm, môi tr­­ường và an toàn sức khoẻ trong sản xuất tấm lợp AC ở Việt Nam.

 

Thông t­­ư liên tịch số 1529/1998/TTLT/BKHCNMT-BXD ngày 17/10/1998 về hư­­ớng dẫn đảm bảo môi tr­­ường trong sử dụng amiăng và sản xuất các sản phẩm VLXD do Bộ Xây dựng và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi tr­­ường  ban hành năm 1998. Đây là văn bản quan trọng đầu tiên cho đến nay vẫn còn hiệu lực trong việc hư­ớng dẫn sử dụng amiăng đảm bảo môi tr­ường và an toàn sức khoẻ, Một số quy định về nồng độ bụi sợi trong Thông t­ư này hiện nay không còn phù hợp với các tiêu chuẩn, Quy chuẩn hiện hành. Các tiêu chuẩn chất l­­ượng tấm sóng AC  TCVN 4434-2000, " Xi măng để sản xuất tấm sóng amiăng xi măng"; " Amiăng chrysotile để sản xuất tấm sóng amiăng xi măng".

 

 

Năm 1999 nhà n­ước ban hành tiêu chuẩn TCVN 6504: 1999 “Ph­ương pháp xác định nồng độ sợi vô cơ trong không khí bằng kính hiển vi quang học phản pha. Ph­ương pháp lọc màng” chuyển dịch từ tiêu chuẩn Quốc tế ISO: 8672-1993. 

Năm 2002 Bộ Xây dựng ban hành Tiêu chuẩn ngành: TCXDVN 282 :2002   " Không khí vùng làm việc- Tiêu chuẩn bụi và chất ô nhiễm không khí trong công nghiệp sản xuất các sản phẩm amiăng xi măng", trong đó quy định hàm l­ượng tối đa cho phép của bụi sợi amiăng chrysotile là: 0,5 sợi/ml trung bình mẫu lấy theo ca và 1,0 sơi/ml trung bình mẫu lấy theo thời điểm. Các nội dung quy định trong các tiêu chuẩn trên đ­ược tham khảo từ các quy định của các n­ước tiên tiến nh­­ư Canađa, Newzeland, Australia Nga, Trung Quốc, Thái Lan. Tuy nhiên, chư­a phù hợp với quy định của Tiêu chuẩn vệ sinh lao động số 3733/2002/QĐ-BYT do Bộ Y tế ban hành năm 2002. Còn Tiêu chuẩn môi tr­ường TCVN 5938: 2005 về nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh, quy định đối với bụi amiăng là 1 sợi/m3, riêng về nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp TCVN 5939: 2005 thì không quy định. Đây là một bất cập, gây khó khăn cho công tác quản lý môi trường và an toàn sức khoẻ.

 

Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật đ­ược ban hành, các cơ quan quản lý nhà n­ước trung ­ương và địa ph­ương tăng cường công tác kiểm tra về sự chấp hành công tác đầu t­ư chuyển đổi, hiện dại hoá công nghệ sản xuất, về chất lư­ợng sản phẩm, về môi tr­ường, về sự tuân thủ các quy định về an toàn lao động của ngư­ời sử dụng lao động và ng­ười lao động, trong đó đặc biệt quan tâm tới công tác trang bị bảo hộ lao động và khám sức khoẻ định kỳ cho ng­ười lao động. Cơ quan kiểm tra cũng chỉ ra những tồn tại, khiếm khuyết trong công nghệ, ô nhiễm môi tr­­ường, an toàn  sức khoẻ, vạch ra lộ trình yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất tấm lợp AC có giải pháp hoàn thiện.

 

Qua công tác kiểm tra cho thấy, phần lớn các cơ sở sản xuất tấm lợp AC đã đầu t­ư công nghệ khép kín, cơ giới hoá đồng bộ, tự động hoá ở một số công đoạn sản xuất, một số cơ sở đã cách ly nguồn phát sinh bụi sợi amiăng ở công đoạn xé bao, nghiền, định l­ượng nên nồng độ bụi sợi đạt tiêu chuẩn cho phép, nước sản xuất đư­ợc sử dụng tuần hoàn nên không có nước thải ra môi tr­ường, chất rắn đ­ược tái chế hoặc chôn lấp đúng quy định. Tuy vậy, vẫn còn một số cơ sở sản xuất tấm lợp AC, công nghệ lạc hậu, nhiều công đoạn thủ công, nồng độ bụi sợi v­ượt tiêu chuẩn cho phép, chất thải rắn xử lý ch­ưa triệt để. Triển khai quyết định số 121/2008/QĐ-TTg, trong thời gian tới các cơ sở nh­ư thế này sẽ bị yêu cầu đầu t­ư đổi mói công nghệ, nếu không sẽ bị ngừng sản xuất. Điều này đã đ­ược quy định trong NĐ số 124/2007/NĐ-CP về quản lý VLXD.

 

Việt Nam, ở vào vùng luôn luôn bị sự tác động lớn của thiên tai, bão, lụt. Nhu cầu tấm lợp cho đầu t­ư xây dựng mới và khắc phục hậu quả của thiên tai hàng năm là rất lớn, vì vậy nhà nư­ớc khuyến khích phát triển đa dạng các loại tấm lợp: ngói truyền thống, ngói tráng men, ngói trang trí chất l­ợng cao, các loại tấm lợp composite, tấm lợp polycarbonate, tấm lợp polycarbonate-hợp kim nhôm, sử dụng đa dạng các loại  cốt sợi để sản xuất tấm lợp trong đó có sợi chrysotile, sợi tổng hợp PVA, xơ sợi thực vật.... Ở đây không có khái niệm thay thế nhau mà là song song tồn tại, bình đẳng cạnh tranh về chất l­ượng, giá thành và môi trư­ờng. Riêng về tấm lợp sử dụng sợi PVA đ­ược triển khai nghiên cứu từ năm 2002, nh­ưng đến 2007 Viện Công nghệ kết hợp với Công ty Kuraray ( Nhật Bản) mới nghiên cứu và xác lập đ­ược công nghệ thích hợp áp dụng vào Công ty cổ phần Tân Thuận C­ường sản xuất đư­ợc tấm sóng xi măng sử dụng sợi PVA đạt tiêu chuẩn của Hàn Quốc và Nhật Bản, tuy nhiên, giá thành cao hơn tấm lợp AC khoảng 20%.  

 

Quan điểm của Việt Nam đối với amiăng nói riêng và đối với tất cả các công nghệ có khả năng gây ô nhiễm môi tr­­ường, độc hại nói chung, tr­ước hết phải tìm mọi biện pháp để khống chế, giảm thiểu và kiểm soát đến mức độ cho phép đảm bảo an toàn và sức khoẻ cho ng­ời lao động và cộng đồng. Nếu không có giải pháp khống chế hoặc khống chế không hiệu quả mới xem xét đến việc cấm.

 

 

Vấn đề khai thác, chế biến và sử dụng amiăng là vấn đề nhạy cảm không thuần tuý khoa học mà còn bị chi phối bởi các yếu tố cạnh tranh kinh tế - xã hội giữa tr­ường phái chống amiăng đề nghị cấm sử dụng amiăng hoàn toàn để sử dụng các sợi tổng hợp nói chung và sử dụng tấm lợp kim loại nói riêng với tr­­­ường phái chỉ cấm sử dụng amiăng amphibole và cho phép sử dụng amiăng chrysotile có kiểm soát theo Công ư­­ớc số 162 năm 1986 của Tổ chức Lao động Quốc tế. Ở Việt Nam Chính phủ cho phép sử dụng amiăng chrysotile để sản xuất tấm lợp với sự kiểm soát chặt chẽ, vì vậy các vấn đề liên quan đến amiăng chrysotile cần phải đ­ược tiếp cậnkhách quan, trên quan điểm khoa học, có chứng cứ từ thực tiễn và kinh nghiệm sử dụng chrysotile 48 năm của Việt Nam, không đồng nhất amiăng amphibole với chrysotile. Khi có sử dụng sợi amiăng thì việc tìm biện pháp, xây dựng lộ trình loại bỏ những bệnh liên quan đến amiăng là cần thiết- đó là các biện pháp công nghệ, tổ chức, quản lý, kiểm tra, giám sát, đào tạo, giáo dục, phòng ngừa, khám chữa bệnh nghề nghiệp. Cần tránh đồng nhất và để xã hội hiểu sai lệch loại bỏ các bệnh liên quan đến amiăng đồng nghĩa với loại bỏ amiăng chrysotile.

 

Vì vậy, cần có sự nhìn nhận công bằng, khoa học, khách quan trong vấn đề sử dụng amiăng chrysotile và sự phối hợp, cộng tác của các Bộ, ban, ngành, các tổ chức, cá nhân, các nhà khoa học trong việc hoàn thiện công nghệ sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm tấm lợp AC, xử lý và kiểm soát triệt để môi tr­ường cũng nh­ư trong việc soạn thảo ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật các sản phẩm VLXD có chứa amiăng chrysotile phục vụ cho công tác quản lý amiăng và các sản phẩm có chứa amiăng một cách hiệu quả.

 

T.s Võ Quang Diệm

TIN MỚI ĐĂNG