Báo cáo khoa học: Môi trường và sức khỏe người lao động tại các đơn vị sản xuất Tấm lợp AC giai đoạn 2008 -2012

25-02-2014

BÁO CÁO  3:

 

MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG

TẠI CÁC ĐƠN VỊ SẢN XUẤT TẤM LỢP AC GIAI ĐOẠN 2008 – 2012

TS Lê Thị Hằng, ThS Đinh Thị Hoa và CS

 

I. MỞ ĐẦU

          Amiăng được biết đến từ nhiều thế kỷ nay và đang được sử dụng trong hàng trăm các loại sản phẩm khác nhau trong công nghiệp cũng như sinh hoạt ở các nước trên thế giới. Với đặc tính bền, cách nhiệt, cách âm và chống ma sát, ngày nay người ta sử dụng amiăng trong ống dẫn nhiệt, bao bọc nồi hơi, cách nhiệt, cách âm, sản xuất tấm lợp...

          Ở Việt Nam, Amiăng sử dụng trong các ngành công nghiệp chủ yếu là nhập khẩu loại Chrysotile. Lượng Chrysotile nhập khẩu được sử dụng chủ yếu trong sản xuất tấm lợp fibro – ximăng.

Từ năm 1950, thế giới đã công nhận có bệnh bụi phổi Amiăng. Ở Việt Nam, năm 1976, Bộ Y tế, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Bộ lao động Thương binh và Xã hội đã công nhận bệnh xơ hóa phổi do Amiăng là bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên cho đến nay, chỉ có 03 trường hợp được giám định là mắc bệnh bụi phổi Amiăng và được bồi thường, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với các bệnh nghề nghiệp khác ở Việt Nam.

Nguy cơ mắc bệnh do Amiăng tăng theo thời gian và cường độ tiếp xúc với bụi Amiăng. Thường thì bệnh do Amiăng phát triển chậm, thời gian ủ bệnh thường từ 20 – 30 năm. Suốt mấy chục năm qua, nhiều công trình nghiên cứu khoa học của các nước trên thế giới đã nghiên cứu về sức khỏe người lao động có tiếp xúc với Amiăng, nhưng cho đến nay, ảnh hưởng sức khỏe do Amiăng vẫn còn đang tranh cãi, có 2 trường phái:

- Một là: Kiến nghị không sử dụng tất cả các loại Amiăng trên toàn thế giới. Một số nước như Pháp, Anh, Thụy điển, Úc, Nhật Bản… đã có những quy định cấm sử dụng Amiăng và các sản phẩm có chứa Amiăng.

- Hai là: Sử dụng Amiăng Chrysotile có kiểm soát chặt chẽ theo Quy định của Công ước Quốc tế 162. Hiện nay có khoảng 100 nước, trong đó có Nga, Trung Quốc, Ấn độ, Canada, các nước ASEAN đang sử dụng Amiăng Chrysotile để sản xuất hơn 300 chế phẩm sử dụng trong nhiều lĩnh vục khác nhau và ủng hộ giải pháp này.

Ở Việt Nam, để đảm bảo sản xuất an toàn theo Công ước Quốc tế 162, từ năm 1998, Chính Phủ và các bộ, ban, ngành liên quan cũng đã ban hành các văn bản quy định các biện pháp đảm bảo an toàn cho công nhân làm việc trong các cơ sở sản xuất tấm lợp AC như: Thông tư liên tịch số 1529/1998/TTLT-BKHCN-BXD ngày 17/10/1998 ban hành quy định các biện pháp đảm bảo an toàn sức khỏe cho công nhân trong sản xuất tấm lợp AC ở Việt Nam; Quyết định số 09/2008/QĐ-BXD ngày 6/6/2008 ban hành Quy chuẩn xây dựng Việt Nam “Nhà ở và công trình công cộng – An toàn sinh mạng và sức khỏe”… Đặc biệt, tại Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg ngày 19/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 đã nêu rõ: “Nghiêm cấm sử dụng Amiăng amphibole (Amiăng nâu và xanh) trong sản xuất tấm lợp; Các cơ sở sản xuất tấm lợp sử dụng Amiăng phải bảo đảm nghiêm ngặt các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường và y tế.

Bộ Xây dựng cũng đã chỉ đạo các đơn vị triển khai nghiên cứu vật liệu thay thế Amiăng, đồng thời phối hợp với Hiệp hội Tấm lợp Việt Nam tăng cường tổ chức kiểm tra, chỉ đạo các cơ sở sản xuất tấm lợp AC chấp hành tốt các quy định của Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động, nghiên cứu các biện pháp xử lý môi trường lao động, giảm thiểu ô nhiễm, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động và công đồng dân cư.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Xây dựng, từ năm 2008, Bệnh viện Xây dựng đã kết hợp với Hiệp hội Tấm lợp Việt Nam triển khai “Chương trình đo kiểm tra môi trường lao động, khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp cho công nhân làm việc tại các cơ sở sản xuất tấm lợp AC” định kỳ hàng năm, mục tiêu:

- Đánh giá thực trạng môi trường lao động tại các cơ sở sản xuất tấm lợp AC.

- Đánh giá tình hình sức khỏe ở công nhân tại các cơ sở sản xuất tấm lợp AC.

Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp đảm bảo an toàn sức khỏe cho công nhân trong sản xuất tấm lợp AC, đồng thời giúp các cơ quan Nhà nước có căn cứ để hoạch định chính sách sản xuất cho ngành tấm lợp AC.

 

II. KẾT QUẢ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT TẤM LỢP AC GĐ 2008 – 2012

1. Quy trình nghiên cứu:

1.1. Khảo sát, đánh giá thực trạng môi trường lao động tại các cơ sở sản xuất tấm lợp AC, đặc biệt là nguy cơ tiếp xúc với bụi amiăng.

1.2.         Chọn  đối tượng nghiên cứu là công nhân làm việc trực tiếp trong các dây chuyền sản xuất AC, chia thành 03 nhóm nghề theo nguy cơ tiếp xúc

-                     Nhóm 1: Công nhân làm việc tại các vị trí như: nghiền, trộn, xé bao, đổ amiăng (nguy cơ tiếp xúc cao).

-                     Nhóm 2: Công nhân làm việc tại các vị trí như: xeo, cán, cắt, tạo sóng, bốc dỡ phân loại sản phẩm (nguy cơ tiếp xúc trung bình)

-                     Nhóm 3: Công nhân làm việc tại các vị trí như cơ khí, vận hành lò hơi, nghiền giấy, nghiền xi măng … (nguy cơ tiếp xúc thấp)

1.3. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu dịch tễ học mô tả với mô tả cắt ngang có phân tích

1.4. Phương pháp thu thập thông tin:

- Quy trình đo kiểm tra môi trường lao động theo thường quy kỹ thuật của Viện Y học lao động và VSMT – Bộ Y tế. Đánh giá kết quả theo Tiêu chuẩn vệ sinh lao động ban hành kèm theo Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002

- Quy trình khám sức khỏe định kỳ: theo hướng dẫn tại Thông tư số 13/2007/TT-BYT ngày 21/11/2007 của Bộ Y tế. Kết quả được đánh giá theo tiêu chuẩn phân loại sức khoẻ ban hành kèm theo Quyết định số 1613/BYT-QĐ ngày 15/8/1997.

- Quy trình khám phát hiện bệnh nghề nghiệp: Theo hướng dẫn tại Thông tư số 12/2006/TT-BYT ngày 10/11/2006 của Bộ Y tế, kết quả được thông qua tại Hội đồng Hội chẩn BNN

1.5. Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm thống kê y học

 

2. Kết quả nghiên cứu:

2.1. Thực trạng môi trường lao động tại các cơ sở sản xuất tấm lợp AC

Bảng 1. Vi khí hậu môi trường lao động tại các cơ sở sản xuất tấm lợp AC

TT

Thời gian

Số đơn vị đo

Nhiệt độ

Độ ẩm

Tốc độ gió

Cộng

(1)

(2)

(1)

(2)

(1)

(2)

(1)

(2)

1

Năm 2008

13

147

3

 (2,0%)

147

5

(3,4%)

147

4

(2,7%)

441

12

(2,7%)

2

TIN MỚI ĐĂNG