Số: 19/CV-HHTLVN V/v: Kiến nghị của Hiệp hội TLVN với Tờ trình: Amiăng và sức khỏe con người của Bộ Y tế

14-05-2014

HIỆP HỘI TẤM LỢP VIỆT NAM

Số: 19/CV-HHTLVN

V/v: Kiến nghị của Hiệp hội TLVN với Tờ trình: Amiăng và sức khỏe con người của Bộ Y tế

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---o0o---

             Hà Nội,  ngày  12   tháng 5  năm 2014

 

                          Kính gửi: - Bộ Y tế

                                           - Bộ Xây dựng

                                           - Bộ Công thương

                                           - Bộ Tài nguyên và Môi trường

                                           - Bộ Khoa học và Công nghệ

                                           - Bộ lao động và Thương binh Xã hội

                                           - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

                                           - Văn phòng Chính phủ

                                           - Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường QH.

         

          Ngày 26/04/2014 Bộ Y tế có văn bản số 2268/BYT-MT gửi các Bộ Xây dựng, Công thương, Tài nguyên Môi trường, Lao động Thương Binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc góp ý dự thảo Tờ trình Thủ tướng Chính phủ về Amiang và sức khỏe con người.

          Sau khi nghiên cứu dự thảo Tờ trinh gửi kèm văn bản trên, Hiệp hội Tấm lợp Việt Nam, đại điện cho 39 Doanh nghiệp của ngành với hơn 5.000 lao động, là những Tổ chức, tập thể người lao động chịu ảnh hưởng trực tiệp của dự thảo Tờ trình trên có ý kiến như sau:

1)  Việc ban hành một Tờ trình kiến nghị chính sách liên quan đến sự tồn tại phát triển của ngành sản xuất tấm lợp phibro xi măng, một ngành đã tồn tại phát triển hơn 50 năm, cung cấp cho xã hội bình quân 80 triệu m2 tấm lợp mỗi năm, với giá rẻ, phù hợp sức mua của người thu nhập thấp; Liên quan đến công ăn, việc làm của hơn 5.000 lao động và cuộc sống hàng vạn gia đình mà Bộ Y tế không cho Hiệp hội Tấm lớp Việt Nam góp ý kiến, phản biện, không tham khảo ý kiến của đại diên những người lao động, doanh nghiệp trực tiếp chịu ảnh hưởng của Tờ trình của Bộ Y tế là không phù hợp với quy trình ban hành văn bản quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 35 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 và các khoản: 2, 3, 5 Điều 31 và khoản 3 Điều 37 của Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05/3/2009 Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Điều đó cũng trái với các quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 3 và Điều 4 của Công ước Số 162 năm 1986 của Tổ chức Lao động Quốc tế về an toàn khi sử dụng chất Amiang.

         

 2)  Một số kết quả nghiên cứu về amiăng

 Amiăng là tên thư­ơng mại chung của hai nhóm sợi khoáng: Amphibole và cerpentine:

Nhóm sợi khoáng amphibole là hợp chất silicát có chứa sắt, chịu axít và hầu như­ không bị tan khi vào phổi. Nhóm này có 5 loại: Crocidolite, Actinolite, Anthophylite, Amosite và Tremolite.

Nhóm sợi khoáng cerpentine- Tên thư­ờng gọi là chrysotile ( amiăng trắng) là hợp chất silicát có chứa Manhê. Các phần tử sợi chrysotile dễ dàng bị đào thải khỏi hệ hô hấp.

Đã hơn 30 năm nay đang tồn tại hai khuynh hướng có quan điểm trái ngược nhau, chống đối nhau về amiăng.

Quan điểm của những tổ chức chống amiăng là cấm hoàn toàn sử dụng amiăng. Theo họ :" Dù bất kể đó là loại amiăng nào, kể cả amiăng trắng đều là vật liệu có hại, ảnh h­ưởng xấu đến sức khoẻ của ng­ười lao động...", hay " Tất cả các loại amiăng đều có khả năng gây tử vong, không có một mức an toàn thật sự nào cho việc tiếp xúc với amiăng, màu sắc, tên sợi không phản ánh điều gì" hoặc là " Không có ng­ưỡng tiếp xúc an toàn với sợi chrysotile". Quan điểm này dựa vào một số nghiên cứu ảnh hưởng của amiăng đối với sức khỏe con người ở một số nước Châu Âu, Úc, Nhật Bản do các nước này đã dùng amiăng số lượng lớn làm vật liệu bảo ôn ở thể rời (không liên kết với các chất kết dính), dùng công nghệ phun, không kiểm soát được nồng độ bụi sợi, dùng amiăng amphibole lẫn chrysotile ở giai đoạn trước những năm 1980 của thế kỷ trước.

Khuynh hướng thứ hai là chỉ cấm amiăng Amphibole, cho phép sử dụng chrysotile ( amiăng trắng) có kiểm soát theo Công ước 162 năm 1986 của Tổ chức Lao động Quốc tế. Khuynh hướng này hiện có 149 quốc gia và vùng lãnh thổ đang áp dụng, trong đó có Việt Nam để sản xuất các sản phẩm: Ống cấp thoát nước, tấm lợp, vật liệu ma sát, vải chống cháy...

 

a)    Những nghiên cứu của nước ngoài về mức độ độc hại của các sợi khoáng amiăng:

-  Trong danh mục các chất gây độc hàng đầu (CERCLA) do Cơ quan thống kê các chất độc và các bệnh do chúng gây ra (ATSDR) của Hoa Kỳ công bố vào năm 2007 thì amiăng amphibole xếp thứ 92, còn chrysotile xếp thứ 119. Nh­ư vậy có 118 chất độc hơn chrysotile, trong đó thạch tín ( arsenic) xếp thứ nhất, chì thứ hai, thuỷ ngân thứ ba và kẽm thứ 73 mà hiện nay con người đang sử dụng và chung sống với chúng, khó có khả năng cấm chúng.

- Trong danh mục các chất độc hại, cấm buôn bán, vận chuyển bằng đ­ường biển của PIC (Công ư­ớc Rotterdam) cho đến năm 2013 không có chrysotile, mà chỉ có 5 loại amphibole (Crocidolite, Actinolite, Anthophylite, Amosite và Tremolite).

- Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Thuỵ Sỹ, Mỹ, Đức công bố trong các năm 1998 - 2003 về độ trơ của các loại sợi đã xác nhận chu kỳ bán tiêu huỷ của sợi chrysotile là 15 ngày, còn của sợi amphibole ( Amosite) là 466 ngày, gấp 30 lần sợi chrysotile.

- Nghiên cứu của các nhà khoa học Hodgson và Darnton công bố năm 2000 chỉ ra rằng nguy cơ gây ung thư­ phổi của sợi amphibole Amosite cao hơn chrysotile 10 lần còn amphibole Crocidolite cao hơn chrysotile 50 lần. Còn nguy cơ gây ung thư trung biểu mô của sợi amphibole Amosite cao hơn chrysotile 100 lần còn amphibole Crocidolite cao hơn chrysotile 500 lần.

- Weill, H., Hughes, J. and Waggenspack, C. (1979). Ảnh hưởng của liều lượng và loại sợi đến nguy cơ độc hại đối với hô hấp trong ngành sản xuất amiang xi măng. Nghiên cứu về bệnh hô hấp tại Mỹ 120(2):345-354:

Một điều tra trên 5.645 công nhân sản xuất amiang xi măng cho thấy không có trường hợp tử vong nào do phơi nhiễm amiang trong 20 năm ở mức độ tương đương hoặc thấp hơn 100 MPPCF.y  (tương ứng với xấp xỉ  15 sợi/ml.năm).

- Thomas, H.F., Benjamin, I.T., Elwood, P.C. and Sweetnam, P.M. (1982).  Nghiên cứu sâu trên những công nhân tại một nhà máy amiang xi măng, British Journal of Industrial Medicine 39(3):273-276: Trong một nhà máy amiang xi măng chỉ sử dụng amiang trắng, 1.970 công nhân đã được theo dõi và tỷ lệ tử vong kinh nghiệm đã được kiểm tra. Không có tỷ lệ tử vong tiêu chuẩn nào tăng lên đáng kể đối với nguyên nhân của các trường hợp tử vong được điều tra, bao gồm tất cả nguyên nhân, tất cả khối ung thư phổi và màng phổi, ung thư ống dạ dày – ruột. Các tác giả đã chỉ ra: “Như vậy các kết quả chung của khảo sát tỷ lệ tử vong này cho thấy số lượng các nhà máy amiang xi măng được nghiên cứu không có bất cứ nguy cơ quá mức nào liên quan đến tổng tỷ lệ tử vong, tất cả tử vong do ung thư, ung thư phổi và phế quản, hoặc ung thư dạ dày”.

 

- Gardner, M.J., Winter, P.D., Pannett, B. and Powell, C.A. (1986).  Nghiên cứu về các công nhân sản xuất các sản phẩm amiang xi măng. British Journal of Industrial Medicine 43:726-732: Một nghiên cứu tiến hành trên 2.167 đối tượng làm việc giữa những năm 1941 và 1983. Không có ung thư phổi hay các tử vong quá mức liên quan đến amiang được báo cáo, nồng độ sợi trung bình dưới 1 sợi/ml, mặc dù các mức độ cao hơn xảy ra ở những khu vực nhất định tại nhà máy xi măng amiang.

 

- L. Sichletidis D., Chloros D., Spyratos A.-B., Haidich I., Fourkiotou M., Kakoura D. and  Patakas (2008)  Tỷ lệ tử vong do phơi nhiễm nghề nghiệp liên quan đến amiang trắng nguyên chất: Một nghiên cứu trong 39 năm, Xuất bản 9/10/2008: Một điều tra trong 40 năm trên tỷ lệ tử vong của các công nhân phơi nhiễm với amiang trắng tại một nhà máy amiang xi măng sản xuất năm 1968 ở Hy Lạp. Nhà máy sử dụng xấp xỉ 2,000 tấn amiang hàng năm cho đến năm 2005. Nồng độ sợi được đo thường xuyên và thường ở dưới mức cho phép. Thời điểm và nguyên nhân tử vong được ghi lại ở cả công nhân đã nghỉ hưu và đang làm việc.

Không có trường hợp nào của u trung biểu mô được báo cáo. Tỷ lệ tử vong tổng cộng thấp hơn nhiều so với tỷ lệ bình quân của dân số Hy Lạp. Kết luận của các tác giả: Phơi nhiễm nghề nghiệp với amiang trắng nguyên chất ở trong mức độ cho phép không liên quan đến sự tăng lên đáng kể của ung thư phổi hay u trung biểu mô.

- Các kết quả nghiên cứu của Thomas công bố năm 1982 khi nghiên cứu 1970 công nhân của nhà máy chuyên sử dụng sợi chrysotile để sản xuất tấm lợp amiăng xi măng và các nghiên cứu của Mc Donal. J C Liddell công bố trong các năm 1993 và 1997 khi nghiên cứu 11.000 công nhân làm việc ở nhà máy tuyển chrysotile ở mỏ Quebec Canada cho thấy tỷ lệ ung thư­ phổi ở nhóm công nhân này không có khác biệt so với nhóm ng­ười không tiếp xúc với chrysotile.

b) Những nghiên cứu trong nước

         - Năm 2002-2003, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tuyển chọn, giao nhiệm vụ cho Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và khu Công nghiệp triển khai đề tài " Nghiên cứu đánh giá hiện trạng Môi trường các cơ sở sản xuất tấm lợp Amiang Xi măng và những ảnh hưởng của Amiang đối với sức khỏe con người - Kiến nghị các giải pháp". Trong đó, Trung tâm Y tế xây dựng (nay là Bệnh viện Xây dựng) thực hiện nội dung: Nghiên cứu, đánh giá những ảnh hưởng của Amiang đến sức khỏe con người. Trên cơ sở  nghiên cứu tình hình sức khỏe trên 1032 công nhân đang sản xuất và hưu trí trong đó có 14 công nhân  hưu trí của 10 cơ sở sản xuất tấm lợp Amiang xi măng đã kết luận:

+ Bệnh bụi phổi amiăng chỉ có 04 ca/1032 ca = 0.39% trong số công nhân các cơ sở trên, tỷ lệ này rất thấp so với bệnh bụi phổi silic và các bệnh nghề nghiệp khác như­: bệnh bụi phổi silíc ở công nhân khai thác than là 11,62%, công nhân luyện kim đen là 9,7%, công nhân sản xuất xi măng là 11,87%.

+ Không thấy có trường hợp nào có các tổn thương lành tính khác liên quan đến Amiăng như mảng màng phổi dày và can xi hóa màng phổi.

+ Chưa phát hiện được trường hợp nào có các bệnh ác tính như ung thư phổi phế quản và ung thư trung biểu mô trong số công nhân đã khám.

+ Hồi cứu hồ sơ lưu của các cơ sở từ trước đến nay cũng chưa có ca nào phát hiện bệnh ung thư phổi ác tính (ung thư phổi, phế quản và mesothelioma).

+ Hồi cứu hồ sơ các trường hợp ung thư biểu mô đã chuẩn đoán ở Hà Nội và tp Hồ Chí Minh từ năm 1991-2001 cũng chưa đủ căn cứ kết luận có trường hợp nào liên quan đến sản xuất tấm lợp Amiang xi măng ở Việt Nam.

         

-  Chương trình Khám bệnh nghề nghiệp và đo môi trường lao động cho công nhân ngành sản xuất tấm lợp Amiăng xi măng(AC) được Bệnh viện Xây dựng - Bộ Xây dựng triển khai trong 6 năm qua (2008-2013). Đây là chương trình được tổ chức định kỳ và khám cho tổng số 3.590 công nhân các nhà máy tấm lợp AC (những người lao động trực tiếp tiếp xúc với amiang trắng trong sản xuất). Kết quả hội chẩn 6 năm liên tiếp được công bố bởi Hội đồng đọc phim uy tín cho thấy:

      + 01 tr­ường hợp bụi phổi silic (thể 1/1p); 01 trường hợp thể 0/1p;

 + 04 trường hợp có hình ảnh giãn phế nang khu trú;

 + 07 trường hợp có hình ảnh mảng màng phổi khu trú, kích thước nhỏ ( từ 1,5 – 5 mm), tiếp tục được theo dõi;

+ 01 trường hợp đã được chẩn đoán K biểu mô màng phổi năm 2010, hiện tại ổn định.

Kết quả này cho thấy, không phát hiện tổn thương điển hình của bệnh bụi phổi liên quan đến amiang chrysotile. Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng giúp các cơ quan quản lý xem xét xây dựng định hướng phát triển  ngành tấm lợp fibro xi măng trong những giai đoạn tiếp theo. Chương trình cũng là một bằng chứng cho thấy ngành tấm lợp Việt Nam luôn chủ động bảo vệ sức khỏe người lao động và quan tâm đến yếu tố môi trường trong sản xuất.

- Cục quản lý Môi trường Y tế- Bộ Y tế đã triễn khai đề tài thuộc chương trình loại bỏ bệnh nghề nghiệp liên quan đến Amiang, kinh phí của đề tài do phía Nhật Bản tài trợ. Kết quả phát hiện 46 trường hợp chuẩn đoán ung thư trung biểu mô giai đoạn 2009-2011, trong đó, không có trường hợp nào tiếp xúc nghề nghiệp với Amiang trắng ( tức không có bệnh nhân nào là công nhân ngành tấm lợp ), 01 trường hợp sống gần mỏ Sepentine, 5 trường hợp ở nhà Phibroximăng. Điều khó hiểu là có những 40 trường hợp, chiếm 87% bị ung thư trung biểu mô chưa rõ do nguyên nhân gì? mà Bộ Y tế cố lờ đi, không truy tìm thủ phạm để loại bỏ. Điều này cho phép khẳng định môi trường sống của chúng ta hiện nay bị tác động bởi rất nhiều thứ độc hại có khả năng gây ung thư nguy hiểm hơn amiăng trắng. Những người ủng hộ quan điểm cho phép sử dụng amiăng trắng có kiểm soát cứ tự chất vấn mình, tại sao ami ăng trắng-vấn đề còn tranh cãi, ít độc hại, có thể kiểm soát, chưa tìm thấy chứng cứ về mối liên hệ với bệnh ung thư trung biể

T.s Võ Quang Diệm - PCT kiêm TTK

TIN MỚI ĐĂNG