Làm rõ khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của amiang trắng

07-12-2015
Tuy được gọi chung là amiang nhưng thực tế amiang trắng không nguy hại như amiang xanh, nâu. Ngay cả WHO cũng đã có thông cáo chính thức chống lại quan điểm cấm amiang trắng. Thế nhưng những thông tin gây hoang mang về nguy cơ gây ung thư ngay cả khi chỉ ở dưới mái nhà lợp fibro ximăng (có 10% sợi amiang trắng) vẫn được loan truyền…

Các bệnh liên quan đến amiang

Theo tiến sĩ John Hoskins, nhà tư vấn độc lập về độc chất trong các loại sợi khoáng ở Haslemere, Vương quốc Anh, cho biết thì một số loại sợi khoáng amiang là nguyên nhân gây nên một số bệnh nhất định như bệnh bụi phổi, ung thư phổi và ung thư trung biểu mô, nhưng chúng không phải là nguyên nhân gây bệnh duy nhất.

Theo các số liệu nghiên cứu trong thời gian gần đây, phần lớn nguyên nhân gây ra những bệnh nêu trên là do phơi nhiễm nồng độ cao bụi amiang amphibole (amiang nâu và xanh), hay nói cách khác là do hít phải lượng lớn bụi amiang amphibole trong thời gian dài, mặc dù một số thí nghiệm trên động vật cũng cho thấy amiang trắng cũng có thể gây bệnh. Thế nhưng hiện nay nhờ thành tựu khoa học kỹ thuật trong sản xuất và sử dụng nên đã có thể giữ lượng bụi phát tán do các hoạt động trên ở mức cực thấp. Từ đó có thể thấy căn nguyên bệnh đã được đẩy lùi vào quá khứ.

Phân loại kết quả nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh của các loại sợi khoáng amiang cho thấy tất cả các loại amiang đều có thể gây nên bệnh bụi phổi, thế nhưng về ung thư thì nguyên nhân lại chủ yếu cho amiang amphiboles, cụ thể như sau: amiang nhóm amphibole là nguyên nhân gây nên ung thu trung biểu mô và phần lớn ung thư phổi.

Từ khía cạnh khác, mặc dù còn nhiều tranh cãi về mối liên hệ giữa bệnh bụi phổi và ung thư phổi giữa các nhà khoa học trên thế giới, nhưng Viện Ung thư Hoa Kỳ đã công bố tỷ lệ phát triển từ bệnh bụi phổi amiang sang ung thư phổi vào khoảng 1/7, có nghĩa là trong 7 người bệnh bụi phổi thì có 1 người bệnh có nguy cơ phát triển thành ung thư.

Tuy nhiên, tỷ lệ chuyển biến bệnh từ bụi phổi amiang sang ung thư không cao hơn các nguyên nhân khác. Nghiên cứu “Bụi phổi: yếu tố tăng nguy cơ ung thư phổi cho công nhân tiếp xúc với amiang” của tác giả Weiss, trường Y Hahnemann, Đại học Khoa học Sức khỏe Allegheny, Philadelphia – Hoa Kỳ thể hiện điều đó.


Với dây chuyền sản xuất tấm lợp fibro ximăng khép kín, ở khâu trộn nguyên liệu, xeo cán sản phẩm, tỷ lệ bụi amiang trong xưởng vẫn dưới ngưỡng quy định của Bộ Y tế.

Với dây chuyền sản xuất tấm lợp fibro ximăng khép kín, ở khâu trộn nguyên liệu, xeo cán sản phẩm, tỷ lệ bụi amiang trong xưởng vẫn dưới ngưỡng quy định của Bộ Y tế.

Khả năng gây ung thư trung biểu mô của các loại amiang

Nhiều quan điểm phản đối và đề nghị cấm hoàn toàn amiang trắng đều cho rằng khả năng gây bệnh của tất cả các loại amiang đều như nhau, thế nên dù ở bất cứ mức phơi nhiễm nào thì con người đều có thể mắc ung thư. Nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra đó là những luận điểm sai lầm.

Nghiên cứu của hai nhà khoa học Hodgson và Darnton công bố năm 2000 phát hiện sợi Amphibole crocidolite có khả năng gây ra ung thư trung biểu mô gấp 500 lần so với sợi amiang trắng, tỷ lệ ở sợi amphibole Amosite là hơn 100 lần.

Kết quả nghiên cứu của đồng tác giả Berman và Crump thực hiện năm 2008 đã đi đến kết luận “Amiang trắng nguyên chất không đủ mạnh để gây ra ung thư trung biểu mô. Khả năng tác động của amiang trắng đến cơ thể con người dao động trong khoảng từ 0 cho đến 1/200 so với amiang nâu và xanh (cường độ tác động phụ thuộc vào khoảng cách đến nguồn phát tán bụi, tính theo hệ mét)”.

Đối với tác động của amiang trắng đến sức khỏe của cộng đồng, nghiên cứu Y khoa được thực hiện năm 2007 của nhà khoa học Yarborough đã khẳng định “Việc tiếp xúc với không khí chứa amiăng trắng mà không bị làm ô nhiễm bởi amphibole thì không gây gia tăng nguy cơ ung thư trung biểu mô màng phổi trong quần thể”.

Sản xuất, sử dụng tấm lợp amiang ximăng có thể gây ung thư?

Tại Việt Nam, từng có thông tin cho rằng, người dân sống dưới mái lợp amiang trắng có nguy cơ mắc ung thư khi sử dụng nước hứng từ mái lợp để uống, sinh hoạt là do nuốt phải nồng độ lớn bụi amiang bị nước mưa cuốn vào.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia về vật liệu xây dựng, khả năng amiang bị phát tán vào nước hứng từ mái lợp là khó có thể xảy ra vì amiang trắng có cấu trúc rỗng, khi được trộn với xi măng, xi măng sẽ lấp đầy khoảng trống bên trong sợi và tạo nên những thay đổi về đặc tính bề mặt, thành phần và cấu trúc tinh thể, từ đó tạo nên kết cấu vững chắc giữa sợi với xi măng, sợi amiang rất khó có thể thoát ra khỏi cấu trúc này. Vì thế, rủi ro gây ra do sợi amiang thoát ra từ các tấm lợp amiang xi mặng trở nên không cao - nghiên cứu thực hiện năm 1992 của nhà khoa học Elovskaya, cho biết.

Báo cáo ORCA của Uỷ ban Hoàng gia Canada cũng kết luận “Sau khi xem xét tất cả các chứng cứ y học, Ủy ban kết luận rằng ăn hay uống nước và đồ ăn chứa amiang với nồng độ như hiện tại ở Bắc Mỹ không liên quan đến sự gia tăng đáng kể về bệnh tật” (Tại Bắc Mỹ, nhiều đường ống dẫn nước được làm từ xi măng amiang)

Ngay cả đối với những tấm lợp amiang bị hư hỏng nặng, kết quả nghiên cứu cũng không tìm thấy lượng sợi amiang đáng kể bị phát tán ra môi trường - nghiên cứu năm 2009 của Campopiano thể hiện.

Đối với khu vực sản xuất sản phẩm, không chỉ các nghiên cứu ở Việt Nam đã giúp chứng minh, bác bỏ luận điểm cho rằng amiang trắng gây ung thư cho công nhân, mà ngay cả nghiên cứu quốc tế được thực hiện độc lập cũng kết luận: “Không tìm thấy bằng chứng lâm sàng lẫn dấu hiệu bệnh lý của ung thư trung biểu mô ở hàng chục ngàn công nhân tại các xưởng sản xuất sản phẩm amiang như: tấm lợp, má phanh xe…” – theo kết quả nghiên cứu môi trường làm việc trong các xưởng sản xuất vật liệu của Ilgren và Chatfield, thực hiện năm 1998.

PV Báo Dân trí

TIN MỚI ĐĂNG